Hôm nay, ngày 24/8/2016, tại Hà Nội, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT đã tổ chức khóa tập huấn “Hội nhập kinh tế quốc tế: Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực TT&TT và các Hiệp định đã ký kết”.
Phát biểu tại lễ khai giảng khóa tập huấn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhận định, khóa tập huấn bồi dưỡng kiến thức này được tổ chức rất kịp thời, đáp ứng được nhu cầu nắm bắt thông tin của cán bộ ngành TT&TT ngay khi Việt Nam vừa ký kết 2 hiệp định thương mại tự do vô cùng quan trọng, đó là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Liên minh châu Âu (VN-EU). Đây là 2 Hiệp định có nhiều cam kết tác động lớn đến sự phát triển của ngành TT&TT trong thời gian tới.
Thứ trưởng Phan Tâm cũng cho biết, với chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng của Đảng, Nhà nước, ngành TT&TT cũng đã có nhiều cam kết hội nhập trong nhiều hiệp định tự do hóa song phương và đa phương khác, trong đó có thể kể đến: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu; Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Nhật Bản; Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ.
“Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết đều có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế của đất nước, mở ra các trang mới trong quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng với các nước và các khu vực phát triển trên thế giới. Phạm vi của các cam kết trải rộng trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và các cam kết về TT&TT luôn nằm trong số những cam kết khó khăn, chỉ đạt được thỏa thuận ở những phiên cuối cùng. Có thể nói, các hiệp định tự do hóa đã được ký kết đều thể hiện quyết tâm hội nhập sâu rộng hơn của Việt Nam, mở ra cơ hội phát triển mới, đảm bảo giữ vững được những lợi ích cốt lõi của Việt Nam về an ninh quốc gia trên mọi khía cạnh”, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng, lấy ví dụ với Hiệp định TPP, Hiệp định này được ký kết ngày 4/2/2016 điều chỉnh rất nhiều vấn đề từ thương mại truyền thống đến các vấn đề ít truyền thống hơn như thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước và mở rộng ra cả các vấn đề được coi là phi truyền thống trong đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại như lao động, môi trường, chống tham nhũng trong thương mại và đầu tư, mức độ cam kết trong Hiệp định TPP cũng sâu nhất từ trước đến nay.
Đặc biệt, chương về viễn thông thương mại điện tử trong Hiệp định TPP đặt ra rất nhiều nghĩa vụ mới mẻ, rất thách thức với nhiệm vụ quản lý và phát triển ngành TT&TT của chúng ta. Các cam kết mở cửa thị trường của chúng ta cũng rộng và sâu hơn trong WTO tuy vẫn bảo lưu được một số hạn chế trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá thì Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP, với GDP có thể tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025.
" alt=""/>Các doanh nghiệp TT&TT đã thành công trong việc vươn ra khu vực, thế giớiCác công nhân tại nhà máy Pegatron, đối tác cung ứng - lắp ráp của Apple tại Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Báo cáo của China Labor Watch nêu rõ, Pegatron hiện là một trong những nhà cung ứng lớn của Apple tại Trung Quốc và đang sản xuất các mẫu iPhone 7 sắp ra mắt vào tháng sau. Foxconn, một đối tác cung ứng lớn khác của đại gia công nghệ Mỹ tại Trung Quốc, lâu nay cũng vấp phải các cáo buộc ngược đãi công nhân tương tự.
Theo China Labor Watch, báo cáo mới được thực hiện dựa vào kết quả những cuộc điều tra của họ từ năm 2013. Tổ chức này phát hiện, Pegatron không đảm bảo quyền lợi của người lao động, ép buộc công nhân làm việc quá giờ trái phép và trả lương quá thấp cho công nhân, khiến họ không đủ sống nếu không làm việc thêm giờ.
Ngoài ra, các công nhân nội trú trong nhà máy của Pegatron phải làm tăng ca quá mức, thêm trung bình tới 80 giờ/tháng, trong khi luật pháp Trung Quốc hiện vẫn cấm điều đó. Những người làm việc trong các dây chuyền sản xuất của Pegatron cũng bị yêu cầu đến đi làm sớm hơn mà không được trả tiền thêm giờ.
China Labor Watch còn phát hiện, các công nhân Pegatron làm việc trong những điều kiện có nguy cơ bị chấn thương lao động nhưng không có đồ bảo hộ đầy đủ. Họ thường cũng không được cho nghỉ phép vào mùa sản xuất cao điểm của nhà máy.
Báo cáo của tổ chức này kết thúc bằng lời kêu gọi Apple đầu tư cải thiện các điều kiện lao động ở Trung Quốc: "Hiện tại, Apple đang cản trở việc cải thiện các điều kiện lao động bên trong toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất smartphone. Riêng Apple đã thu về hơn 90% lợi nhuận khổng lồ của ngành này, trong khi phần lớn các công ty khác đang hoạt động ở trạng thái lỗ. Nếu Apple không có trách nhiệm tương xứng với địa vị của mình, các công ty khác sẽ không có khả năng cải thiện điều kiện lao động".
Kết quả điều tra của China Labor Watch được công bố tiếp sau một báo cáo riêng rẽ hồi đầu tháng này, vốn tiết lộ rằng, Apple đang gia tăng áp lực buộc các nhà cung ứng, bao gồm cả Foxconn và Pegatron, phải cắt giảm các chi phí sản xuất và lắp ráp. Apple thừa nhận có tình trạng làm việc thêm giờ quá mức tại một số bộ phận của Pegatron, nhưng quả quyết tình trạng không nghiêm trọng như điều tra của China Labor Watch.
Tuấn Anh(Theo 9to5mac)
" alt=""/>Đối tác thứ hai của Apple ở TQ bị tố ngược đãi công nhân